Họ thường muốn biết kỹ lưỡng về bản mệnh của mình, thường tự học cách xem và muốn đi xem cho người khác để thử tài bản thân, cũng thường rất thích nghe truyện ma xem phim ma mặc dù rất rất sợ ma. Độ nhạy cảm với tâm linh cũng giúp Ất Hợi có được 1 giác quan tốt. Khi họ gặp 1 người họ sẽ biết người ta có phải người tốt hay không, khi họ làm 1 việc họ sẽ biết họ có nên làm hay không. Tiếc rằng họ sẽ thường bỏ qua cái trực giác này, bản tính xuề xoà không suy tính thiệt hơn, để sau khi làm rồi kết quả không tốt lại ngồi mà nghĩ: - Đấy , lúc đấy đã thấy nghi nghi là không ổn rồi. Đây cũng là cái tuổi do tò mò về tâm linh mà hay đi lang thang xem bói các nơi cho đã sự tò mò. Bản tính của Ất Hợi là người luôn khoan dung vui vẻ, ít phán xét với mọi người . Cũng luôn sử dụng 1 tấm chân thành khi giao tiếp cùng mọi người. Họ cũng hay bàn về chuyện nhân nghĩa, những cử chỉ có chút gì đấy chịu thiệt về phía bản thân. Ở họ có 1 sự nhiệt thành, bền bỉ, có thể thay người khác làm những việc khó khăn mà không 1 lời oán trách. Vậy nên Ất Hợi là bản mệnh dễ bị người phụ bạc, dễ bị người lợi dụng, tiềm ẩn số mất cả tình lẫn tiền, lẫn công sức bản thân. Do thái độ sống vui vẻ, nhiệt tình nên trừ 1 số ít người lợi dụng, thường Ất Hợi sẽ được khá nhiều người yêu quý. Tính cách của Ất Hợi có 1 sự thoải mái và lầy lội tự nhiên nhất định. Khi Ất Hợi đến chơi nhà bạn bè, Ất Hợi có thể ăn thức ăn của chủ nhà, mặc áo của chủ nhà, nằm ê a trên giường của chủ nhà, tự nhiên còn hơn cả chủ nhà. Đơn giản Ất Hợi không hiểu, cũng không chấp nhận những quy tắc về cuộc sống riêng tư. Đơn giản đối với Ất Hợi, nếu đã là bạn thân thì cũng không còn điều gì phải ẩn giấu. Chủ đạo trong những năm tháng đầu đời của Ất Hợi là sự ngược xuôi. Hay có sự thay đổi về nơi chốn làm việc. Thỉnh thoảng bị lừa gạt, thỉnh thoảng bị mất mát tài sản. Nhưng ở họ có 1 sự không ngại khó khăn, luôn tin vào khả năng của bản thân và sẵn sàng làm lại từ đầu để đạt đc điều mà mình mong muốn. Quá vãng chi trư - con lợn của quá khứ - chú định Ất Hợi sẽ là bản mệnh khiến cho họ có nhiều tiếc nuối trong khoảng thời gian đầu đời. Khiến họ cứ nghĩ mãi về những điều đã xẩy ra trong quá khứ. Giá mình thế này, giá mình thế kia - thì mọi thứ đã khác rồi. Điều này là do tuy Ất Hợi là bản mệnh có tài nhưng thực sự họ thiếu tầm nhìn xa, thiếu khả năng mưu tính lên kế hoạch, cũng không có khả năng sử dụng mưu hèn kế bẩn. Vậy nên trong cuộc sống, họ hay chịu thiệt thòi. Do cái tính cách sống và làm việc theo cảm xúc nhất thời của bản thân mình vậy. Ất Hợi thường có 1 hình mẫu lí tưởng cho người mình yêu. Họ mong muốn tìm đc những người có khả năng thấu hiểu, có ý chí và nghị lực cùng mắt nhìn nhận tương lai lâu dài. Tuy nhiên, thường người Ất Hợi yêu sẽ trái ngược hoàn toàn với hình mẫu lí tưởng của họ. Mang đến cho họ những phiền toái, sự không vừa ý, sự khổ đau trong mối quan hệ. Và với sự nhu nhược, yếu mềm trong tính cách, Ất Hợi sẽ vẫn cứ đâm đầu vào, dù biết trước tương lai mịt mù, bỏ ngoài tai những lời can gián của bạn bè. Lợn của quá khứ, lợn của những tiếc nuối cho khoảng thời gian đã hoài uổng phí. Thanh xuân của Ất Hợi, chẳng phải luôn uổng phí cho những người mình biết là không đáng hay sao? Tiếc rằng biết thì biết đấy, để thật sự buông bỏ đc lại không phải là điều ất hợi giỏi làm. Vậy nên tự bản thân họ sẽ lựa chọn chiến đấu hết mình cho 1 cuộc tình có điểm kết là sự đau thương. Là con người của sự hoà đồng, ất hợi sẽ dễ dàng có đc nhiều bạn bè. Là con người của sự nhiệt tình ất hợi cũng sẽ dễ dàng có đc sự thích nghi, hoà hợp với nhiều môi trường khác biệt. Tuy nhiên vì cũng là con người của sự không lường hết đc lòng người nông sau mà Ất Hợi cũng sẽ dễ bị vướng phải thị phi, mình không có mưu kế thì lại bị dính vào mưu kế của kẻ khác. Xu hướng của tuổi này là cho đi nhiều hơn là nhận được. Khi bạn bè gặp khó khăn, họ có thể tìm tới Ất Hợi để nhờ vả giúp đỡ. Khi Ất Hợi có chuyện, tự họ lại ôm lấy những lo toan vất vả xử lý 1 mình. Trong công việc như đã nói, Ất Hợi là con người dễ hoà hợp. Nên dù là kinh doanh hay tư nhân hay môi trường doanh nghiệp, nhà nước họ đều có thể dễ dàng thích ứng. Nhược điểm của họ là sự ì trệ, tính lười biếng, đầu óc hay thơ thẩn trên mây, vậy nên trong các môi trường không có sự năng động chỉ khiến Ất Hợi bị thui chột tài năng và sự nhanh nhậy của mình. Điều này đồng nghĩa với việc Ất Hợi thích hợp với các công việc sáng tạo, tự do, kinh doanh buôn bán hơn là gò bó trong môi trường eo hẹp. Ất Hợi - vốn là cái tuổi Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít, không có thì cũng muốn có nhưng vẫn hơi lười để thực sự thăng hoa. Vậy nên sự thành công của Ất Hợi thường chỉ đến khi họ có quý nhân phù trợ - đưa đường chỉ lối, hoặc có ác nhân hù doạ - thúc đẩy họ chăm chỉ làm ăn. Cũng có 1 số trường hợp tình cảm của Ất Hợi thăng hoa mà trở thành người có chí hướng, cHăm chỉ ngược xuôi, nhưng thực sự không nhiều. Trong cuộc đời của 1 Ất Hợi, sẽ có 1 lần trắng tay trong đời. Mất hết toàn bộ tài sản hoặc bị lừa tình, phụ bạc toàn bộ những năm tháng tuổi trẻ vun vén cho 1 cuộc tình. Và từ thời điểm trắng tay này trở đi, mới là lúc cuộc đời Ất Hợi bắt đầu biến chuyển - vì tay trắng mà phấn đấu đi lên - vì bị phụ bạc mà trở nên tài hoa, xinh xắn. 1995 - Ất Hợi - quá vãng chi trư - Con lợn của quá khứ Con lợn của dĩ vãng Con lợn của những sự nuối tiếc không thôi lúc đầu đời Con lợn của việc biết trước sẽ không có kết quả nhưng vẫn cứ đâm đầu vào để lại những mệt mỏi, ưu tư, muộn phiền khi nhìn lại. Con lợn đấy không sống ở hiện tại, cũng không nhìn về tương lai, mà thường đắm chìm trong quá khứ, ngẩn ngơ suy nghĩ về những điều đã vuột qua ngón tay mình. Nhưng cứ mãi như vậy cũng đâu có thay đổi được gì. Quá vãng chi trư à, nào có ai mà không phải lớn, nào có ai mà không phải đau, nào có ai mà không phải trưởng thành, nào có ai sống trên đời mà không có sự nuối tiếc. Quá khứ đã qua là không thể thay đổi được Tương lai mịt mờ là thứ không thể nắm chắc hoàn toàn trong tay Vậy nên hãy sống cho hiện tại, hãy nghĩ cho bây giờ, hãy sáng suốt, hãy lí trí, hãy học cách buông bỏ, học cách ngừng lại khi thấy không thích hợp, học cách lựa chọn khi phải tìm đường tốt để đi. Có như vậy, mới không uổng phí những suy nghĩ, những nhận thức, những tài năng và nét chấm phá đặc biệt của bản thân mình.
Thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ, PCCN) tại các khu công nghiệp của các tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc, đảm bảo tài sản, sự phát triển, ổn định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn lao động, cháy nổ tại các công ty, doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, ngày 24/06/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực từ 01/07/2016. Căn cứ theo nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, VIỆN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG khai giảng các lớp an toàn lao động theo quyết định số 44/2016/NĐ-CP như sau: - Căn cứ theo Luật an toàn lao động ngày 25/06/2016 - Căn cứ theo Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. - Căn cứ theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2016 - Căn cứ theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động 1. Đối tượng tham gia khóa học an toàn lao động - Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động - Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động - Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động. - Nhóm 5: Người làm công tác y tế - Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động. 2. Nội dung khóa học huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động: dựa trên điều 18, điều 19 và điều 20 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP. Thời gian huấn luyện an toàn lao động theo quy định cho nhóm 1 và 4 tối thiểu 16 giờ; nhóm 2 tối thiểu 48 giờ. Với nhóm 3, thời gian huấn luyện tối thiểu là 24 giờ. Đặc biệt, nghị định số 44 có quy định thời gian huấn luyện tối thiểu với nhóm 5 và 6 lần lượt là 56 giờ và 4 giờ. Huấn luyện nhóm 1 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Huấn luyện nhóm 2 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; - Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; - Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; - Công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; - Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; - Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; - Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động - Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động; c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; - Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Huấn luyện nhóm 3 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; - Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; - Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; - Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động. Huấn luyện nhóm 4 a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Huấn luyện nhóm 5: a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: - Yếu tố có hại tại nơi làm việc; - Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; - Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; - Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; - Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; - Phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; - An toàn thực phẩm; - Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; - Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; - Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; - Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; - Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; - Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. - Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Huấn luyện nhóm 6: Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên. Chứng chỉ, chứng nhận: Học viên tham gia khóa học thông qua sát hạch, kiểm tra sẽ được cấp: - Chứng nhận an toàn lao động với nhóm 1, 2, 5, 6 (thời hạn 2 năm); - Thẻ an toàn với nhóm 3 (thời hạn 2 năm); - Ngoài ra, nhóm 5 sẽ được cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (thời hạn 5 năm); - Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện. Lịch khai giảng: - Công ty tổ chức liên tục khai giảng các lớp an toàn lao động vào ngày 15 hàng tháng. - Quý cơ quan/doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức riêng cho đơn vị xin liên hệ theo số điện thoại: 0904.889.859 - 0908.060.060 Hồ sơ đăng ký học an toàn lao động: Bản sao Chứng minh thư nhân dân không cần công chứng; Ảnh màu 3×4: 02 chiếc. Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng Adress: Tòa HH2A - KĐT Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội Hotline: 0904 889 859 ( Ms.Linh ) Hotline: 0908 060 060 ( Mr.Phong ) Tel: 046.686.8910 - Fax: 043.257.9999 Website: https://vienxaydung. edu.vn Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com